Điểm lưu ý khi thi công móng nhà liền kề không thể bỏ qua

Móng nhà đóng vai trò là bộ phận chủ lực trong việc xây dựng kiến trúc bền vững cho ngôi nhà. Do đó, trong quá trình thi công cần chú ý rất nhiều điểm. Nếu bạn đang quan tâm đến các biện pháp thi công móng nhà liền kề chuẩn thì còn chần chờ gì mà không cùng Công Ty TNHH Kiến Trúc Xây Dựng Hòa Bình tham khảo ngay bài viết sau.

1. Nhà liền kề là gì?

Nhà liền kề là một mô hình nhà ở hiện đang rất được ưa chuộng tại các khu đô thị, thành phố lớn, bao gồm những ngôi nhà có thiết kế độc lập nhưng kiến trúc giống nhau được xây dựng sát nhau trên một diện tích, tạo thành một dãy nhà trải dài.

Diện tích cụ thể của từng ngôi nhà phụ thuộc vào số lượng và diện tích xây dựng. Thông thường là 5×20 m2 hoặc 4x25m2.

Điểm đặt biệt của mô hình nhà ở này là việc sử dụng chung một hệ thống điện, nước, giao thông, cơ sở hạ tầng chính và được xây dựng gần khu vực trung tâm thành phố nhưng không nằm trên trục đường chính nên có không gian khá yên tĩnh, ít tiếng ồn.

2. Tác động gây ra khi xây dựng móng nhà liền kề

Một số trường hợp thường gặp phải khi tiến hành thi công móng của nhà liền kề:

+ Tưởng xuất hiện các vết nứt, rơi vào tình trạng bị thấm hoặc dột.

+ Dầm móng không được đảm bảo về kết cấu.

+ Máy móc hỗ trợ thi công gây ồn, ảnh hưởng đến xung quanh

+ Hệ thống cấp thoát nước dễ bị vỡ, gây tác động đến việc sử dụng và an toàn.

+ Dễ xuất hiện tình trạng rò rỉ điện từ hệ thống đường dây âm tường.

3. Những lưu ý khi thi công móng nhà liền kề

Tránh đào đất quá sâu hơn so với móng của các công trình nhà liền kề bên cạnh

Khi thi công nhà ở liền kề chủ đầu tư và đơn vị thi công cần đặc biệt lưu ý và hết sức thận trọng trong công tác thi công móng.

Khi đào móng công trình nhà ở liền kề không được đào phần móng sâu hơn so với những căn nhà kế bên để tránh ảnh hưởng đến công trình bên cạnh như
sạt lở đất, sập móng.

Chủ đầu tư nên lắp đặt thêm phần móng cừ nhằm đảm bảo độ bền vững cho các công trình cũng như các hộ dân lân cận.

Biện pháp thi công móng đơn

Để phòng ngừa lún sụt đất nền sau một thời gian xây dựng thì chủ đầu tư có thể áp dụng thêm biện pháp thi công móng đơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa cho công trình cũng như làm giảm bớt đi áp lực của hạ tầng công trình xuống phía dưới đất nền thì cần chú ý về độ sâu khi đào móng để đảm bảo móng nhà không quá nông cũng không quá sâu.

Khoan mồi trước khi ép cọc

Đối với các công trình nhà liền kề cần phải ép cọc thì trước khi tiến hành ép cọc đại trà thì chủ đầu tư và đơn vị thi công cần phải tiến hành khoan mồi. Việc làm này sẽ đảm bảo không làm ảnh hưởng các căn nhà ở liền kề lân cận. Bởi khi chưa nắm rõ về tính chất của đất mà tiến hành ép cọc đại trà dễ dẫn đến tình trạng áp lực đột ngột khiến nền đất bị phồng, trồi lên làm hư nứt, phồng nền nhà, suy giảm chất lượng nhà ở bên cạnh.

Sử dụng văng chống tường

Đối với các công trình nhà ở liền kề, khi công trình xây dựng của quý chủ đầu tư nằm ở giữa hai công trình nhà ở liên kế khác thì khi thi công móng cần sử dụng biện pháp chống văng tường, nhà. Bởi nếu việc đào móng sâu trên nền đất yếu nếu không có hệ thống chống văng nhà gia cố thêm thì có thể xảy ra các hậu quả nghiêm trọng như sụt lún, nghiêng nhà, thậm chí làm sập hoàn toàn công trình lân cận.

Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có cũng như đảm bảo tiến độ thi công thì cần sử dụng văng chống nhà khi thi công đào móng công trình nhà ở liền
kề.

Tạo khe biến dạng công trình

Đối với công trình nhà ở liền kề thì móng công trình của chủ đầu tư sẽ được đặt liền kề với móng nhà lân cận. Tuy nhiên, chúng ta không được phép đổ bê tông trực tiếp vào móng nhà xung quanh hay lấy móng của nhà khác làm cop-pha cho móng của nhà mình.

Trong trường hợp này, chúng ta cần đặt móng cách nhau khoảng 2-3cm. Khoảng cách này được gọi là khe biến dạng để đảm bảo chất lượng công trình nhà liền kề của quý chủ đầu tư đạt chất lượng cao nhất, tránh lún lệch trong quá trình ở sau này bởi 2 nhà xây dựng ở các thời điểm khác nhau và có tải trọng công trình khác nhau dễ dẫn đến tình trạng lún không đều. Bên cạnh đó, ngoài việc lún không đều nhau thì các ngôi nhà cũng có xu hướng biến dạng theo các phương khác nhau (có thể tiến sát vào nhau, tách ra xa nhau, hoặc tịnh tiến đồng điệu…) ở những thời điểm khác nhau hay nhiệt độ khác nhau.

Vì vậy, nếu không có khe biến dạng này dễ dẫn đến tình trạng nứt công trình.

4. Biện pháp thi công móng nhà liền kề chuẩn

Tuân thủ luật xây dựng

Luật xây dựng là những nguyên tắc được đặt ra mà nhà thầu cần tuân thủ theo để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng. Những yếu tố về độ cao, khoảng cách cùng quyền lợi của các công trình xung quanh cần được chú trọng và không được phạm phải khi tiến hành.

Thêm vào đó, trước khi thi công, nhà thầu cần thực hiện công tác khảo sát, đánh giá mặt bằng thi công cũng như lập hồ sơ hiện trạng các công trình xung quanh trước khi xây dựng móng nhà liền kề để dễ dàng giải quyết những rắc rối xảy ra về sau nếu có.

Trong quá trình thi công, khi phát hiện bất kỳ sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà liền kề lân cận thì phải dừng lại để thực hiện giám định bởi các cơ quan thẩm quyền. Nếu tình trạng gây thiệt hại lớn, chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện bồi thường theo pháp luật quy định.

Đưa ra những giải pháp thiết kế an toàn

Thực hiện khảo sát mặt bằng để đưa ra biện pháp thi công móng nhà liền kề phù hợp. Bởi lẽ, tùy thuộc vào tính chất công trình, nền đất, khoảng cách,… mà sẽ có nhiều cách thi công khác nhau nhằm đạt được lợi ích cao nhất.

Để tối thiểu hóa những tình trạng ảnh hưởng đến công trình xung quanh, cơ quan có thẩm quyền nên theo dõi, giám sát chất lượng để kịp thời cảnh báo hoặc đề ra phương hướng giải quyết hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc kêu gọi dân báo khi phát hiện ra những dấu hiệu phát sinh sự cố để đơn vị thi công có biện pháp giải quyết cũng là một ý kiến khá hợp lý và cần được triển khai thực hiện.

Chọn lựa phương pháp thi công hợp lý

Việc đưa ra những phương pháp thi công phù hợp với tính chất công trình sẽ mang đến kết quả tối ưu hơn. Bởi lẽ, nếu cách thi công không phù hợp, bất kỳ tình trạng nào xảy ra khi tiến hành đào hố móng, ép cọc,.. nhưng không có biện pháp xử lý hiệu quả thì sẽ dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau đó.

Biện pháp thi công móng nhà liền kề mang đến hiệu quả cao nhất thường được sử dụng hiện nay là dùng móng cọc khoan nhồi để gia cố nền móng.

Trên đây là một vài lưu ý quan trọng khi thi công móng công trình nhà ở liền kề mà chủ đầu tư cần biết để đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình cũng như tránh các hệ lụy, rủi ro không đáng có.

Nếu quý chủ đầu tư đang cần tìm một đơn vị thiết kế và thi công nhà liền kề uy tín và chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với Hòa Bình Build nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.